E-connect Hải Dương: Chặng đường xây dựng E-connect Hải Dương
Cập nhật vào: 06-03-2020 03:02:34
Hiểu được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, nhằm đáp ứng nhu cầu của người Hải Dương vốn hiếu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
1. Kết nối chuyên gia về giáo dục Hà Nội - Hải Dương
Được biết, từ năm học 2013 - 2014, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) đã phối hợp với E-connect Việt Nam (khi đó tên là Trung tâm Ngoại ngữ E- Connect) xây dựng Đề án tăng cường đa tiếng Anh cho học sinh bằng việc tổ chức học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ cho học sinh, được Sở GD&ĐT Hà Nội cấp phép triển khai. Qua hai năm học, nhà trường đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao của phụ huynh và học sinh. Theo đề nghị của Sở GD&ĐT Hải Dương, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã tổ chức đón công tác của Sở và đại diện Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Trường THCS Minh Khai (Hải Dương) đến thăm và làm việc tại trường nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động này thông qua Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh để khẳng định ưu thế của trường chất lượng cao” diễn ra ngày 27/6/2015.
Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp đã chia sẻ: “Hội thảo không hề là nơi báo công, mừng thành tích mà các tham luận, cũng như ý kiến phát biểu cần xoay quanh việc tìm hiểu những khó khăn, bất cập khi thực hiện đề án giữa giáo viên Tiếng Anh nhà trường với giáo viên nước ngoài của E-connect Việt Nam; giữa cách quản lý của nhà trường với cách quản lý của Trung tâm. Từ đó tìm biện pháp tháo gỡ nhằm nâng cao chất lượng. Hội thảo cũng là cơ hội để các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chia sẻ những kinh nghiệm từ bước đầu thành công trong việc triển khai và hỗ trợ thực hiện đề án từ các phía của giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài và giáo viên chủ nhiệm lớp”.
.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương nhanh chóng triển khai, thúc đẩy chương trình đào tạo tiếng Anh có yếu tố nước ngoài.
Sau 02 tháng học hỏi, rút kinh nghiệm việc triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh có yếu tố nước ngoài tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Sở GD&ĐT Hải Dương phối hợp cùng E-connect và một số trung tâm ngoại ngữ khác đã tổ chức Hội thảo “Hợp tác giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Hải Dương” nhằm nâng cao nhận thức của người làm quản lý giáo dục về tầm quan trọng của việc quản lý và học tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, đáp ứng yêu cầu của hội nhập vì tương lai của học sinh Việt Nam và tìm hiểu những khó khăn, bất cập khi thực hiện Đề án liên kết đào tạo tiếng Anh có yếu tố nước ngoài tại các nhà trường, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, các giải pháp tháo gỡ để đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào các trường học tại tỉnh Nam Định.
Từng là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng mô hình trường THPT chất lượng cao của Hà Nội và mạnh dạn đưa thử nghiệm chương trình dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài, cô Nguyễn Thị Nhiếp chia sẻ: “Cách đây 5 năm, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã thử nghiệm đưa chương trình dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào trường học nhưng thử nghiệm đã thất bại do số lượng học sinh đăng ký không nhiều và chương trình không được như cam kết của trung tâm đối tác. Không đầu hàng trước thất bại đó, Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, cách thức dạy và học tiếng Anh cho các em học sinh”. Cũng theo cô Nhiếp, từ năm học 2013 – 2014, Trường đã phối hợp với E-connect xây dựng và triển khai Đề án tăng cường Tiếng Anh cho học sinh bằng việc tổ chức học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, đưa giờ học tiếng Anh tự nguyện thành chính khóa. Qua hai năm học, nhà trường đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao của phụ huynh và học sinh.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa
3. Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh Hải Dương ban hành Đề án “Thí điểm tăng cường giáo viên bản ngữ giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn năm 2015-20120”.
Ngày 05/10/2015 UNND tỉnh Hải Dương ban hành Đề án nói trên theo Quyết định số: 1965/QĐ-UBND. Theo đó, năm học 2015-2016, Nam Định chính thức đưa giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh có thu học phí khoảng 10 trường. Tổ chức dạy tiếng Anh miễn phí cho 02-03 trường với tình nguyện viên nước ngoài; Tổ chức hợp tác dạy bằng tiếng Anh có thu học phí môn Toán và các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) cho 5 lớp (tập trung vào các lớp đầu cấp) ở một số trường có chất lượng khá, tốt.
Từ năm học 2016-2017, Hải Dương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tiếp tục mở rộng việc triển khai đề án phấn đấu đến năm học 2019-2020 đưa giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh có thu học phí khoảng 35 trường có chất lượng khá, tốt; Tổ chức dạy tiếng Anh miễn phí cho khoảng 10 trường với tình nguyện viên nước ngoài; Mở rộng hợp tác dạy bằng tiếng Anh có thu học phí môn Toán và các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) cho các trường có đủ điều kiện.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, việc thí điểm tăng cường giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông Nam Định giai đoạn năm 2015-20120 nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong một số trường phổ thông có điều kiện, chú trọng đổi mới hình thức dạy – học, kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp tiếng Anh của giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó mở rộng ra các trường phổ thông trên địa bàn; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đáp ứng mục tiêu của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020.
Cụ thể, tăng cường năng lực tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng Nghe và Nói giúp học sinh tự tin, mạnh dạn sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giao lưu, học tập, trải nghiệm, hội nhập quốc tế, tham dự các cuộc thi Toán và khoa học tự nhiên quốc tế đạt kết quả tốt. Giúp giáo viên các nhà trường giao lưu, trao đổi, học hỏi giáo viên tiếng Anh bản xứ để tăng cường năng lực tiếng Anh và phương pháp sư phạm; Hỗ trợ học sinh ở các trường triển khai dạy tiếng Anh hệ 10 năm đạt chuẩn quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam sau khi kết thúc cấp học.
Để thực hiện mục tiêu này, Hải Dương quyết định tăng cường và dạy tiếng Anh với giáo viên và tình nguyện viên người bản xứ nói tiếng Anh bằng cách lựa chọn các trung tâm ngoại ngữ hoặc các đơn vị, tổ chức phi chính phủ có đủ năng lực, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các quy định của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT để phối hợp tổ chức giảng dạy tiếng Anh trong Nhà trường. Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở các trường học và các bộ môn
Tổ chức dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh với việc lựa chọn một số công ty, trung tâm ngoại ngữ có đủ năng lực, có quyết định thành lập và giấy phép hoạt động để hợp tác tăng cường giảng dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Việc dạy kết hợp với phần mềm tương tác được Sở GD&ĐT phê duyệt.
Kiểm tra, đánh giá học sinh tham gia chương trình căn cứ vào các tiêu chí của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác với Hội đồng Anh và phối hợp với một số đài phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương, Báo Nam Định để phát sóng chương trình dạy tiếng Anh.
Khẩn trương triển khai Đề án thí điểm
Ô
Để mọi học sinh đều có thể tham gia được Đề án thì UBND Tỉnh Hải Dương cũng đã giao cho Sở Tài chính phối hợp với Sở GD&ĐT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt mức thu học phí đối với các chương trình dạy học có sự đóng góp của người học. Bên cạnh đó đơn vị này cũng sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND các huyện, Thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng học phí của các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
E-connect Hải Dương đã thực sự tạo nên một luồng gió mới cho việc dạy và học ngoại ngữ ở Hải Dương.
“Sự có mặt của các giáo viên nước ngoài tạo một luồng sinh khí mới trong trường, giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng nghe nói, khẳng định vị thế của trường chuyên của tỉnh. Có rất nhiều học sinh đạt điểm tối đa trong kỳ thi này” – Lãnh đạo trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương bày tỏ niềm vui sau khi vừa phối hợp với E-connect thực hiện việc kiểm tra đầu vào cho 1.600 học sinh trong toàn trường.
Với sự quyết tâm và nỗ lực của các nhà trường và sự đồng thuận của của phụ huynh học sinh, tin tưởng rằng chương trình giảng dạy tiếng Anh với giáo viên nước ngoài sẽ được triển khai hiệu quả, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong dạy và học tiếng Anh